Đối với các công trình xây dựng từ nhà ở dân dụng đến các công trình phức tạp hơn như nhà máy, khách sạn, nhà hàng, tòa nhà văn phòng,.. thì hệ thống thông gió đều rất cần thiết. Tùy theo đặc điểm của từng loại công trình mà cấu tạo của hệ thống thông gió cũng khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông, trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài, từ đó giúp đảm bảo sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cấu tạo thường thấy của một hệ thống thông gió.
Mục lục
Cấu tạo của hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió được lắp đặt từ nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những chức năng và tác dụng khác nhau. Một vài bộ phận cơ bản của hệ thống thông gió:
- Ống gió và phụ kiện ống gió: bộ phận này được làm từ vật liệu như inox, vải, tôn mạ kẽm,.. Thường có hai loại là ống gió vuông và ống gió tròn.
- Ống gió mềm: ống gió được bọc 2 lớp nhôm bên ngoài được kèm dây thép tăng cứng. Lớp giữa có bông thủy tinh cách nhiệt với tỷ trọng cao, giúp đảm bảo ống gió có sự đàn hồi, chịu được áp lực cao.
- Quạt: Bộ phận quạt giúp việc đưa không khí thải ở bên trong tòa nhà ra và đưa không khí tươi vào một cách dễ dàng. Có hai loại quạt phổ biến là quạt ly tâm và quạt hướng trục.
- Cửa gió: với hệ thống thông gió, loại cửa thường dùng là loại cửa nan T, nan bầu dục, cửa ngoài trời,..
- Van gió: có van điều chỉnh lưu lượng gió, van dập lửa,..
Ngoài các bộ phận chính trên, cấu tạo của hệ thống thông gió còn một vài bộ phận khác như cổ bạt, các bộ phận cảm biến: cảm biến khói, nồng độ CO2, chênh áp, lọc bụi,..
Tùy theo việc lắp đặt tại đâu mà hệ thống sẽ tối giản các bộ phận đi để đảm bảo sự phù hợp nhất. Để biết chi tiết hệ thống thông gió của gia đình, đơn vị mình thế nào, Quý vị vi lòng liên hệ đến Trung Tâm Điện Lạnh Giang Linh để được chúng tôi tư vấn cụ thể.
Xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác của chúng tôi:
>> Các giải pháp hệ thống thông gió nhà ở hiệu quả, tối ưu nhất
>> Hệ thống hút mùi nhà hàng: Phương án thi công tiêu chuẩn nhất!
Chức năng quan trọng của hệ thống thông gió
Cung cấp không khí trong lành từ bên ngoài và đẩy khí thải ra ngoài
Đây là vai trò quan trọng của hệ thống thông gió, giúp môi trường làm việc của con người được thông thoáng, trong lành hơn. Những chất độc hại trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài, nhường chỗ cho khí tươi trong mát ở bên ngoài vào. Nhờ có hệ thống thông gió mà sức khỏe, hiệu suất làm việc tăng lên đáng kể:
- Cung cấp lượng oxi cần thiết cho con người
- Thải nhiệt thừa và độ ẩm ra ngoài
- Thải không khí bị nhiễm độc ra ngoài, đặc biệt là khí Co2 sinh ra do hô hấp của con người, những khí độc hại khác trong các xưởng sản xuất, nhà máy,..
Giảm thiệt hại khi xảy ra các sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ,..
Khi đám cháy bắt đầu phát sinh nhiệt và khói, hệ thống cảm biến từ bộ phận phòng cháy chữa cháy sẽ truyền tín hiệu đến quạt, quạt gió sẽ tự động hoạt động. Lúc này, ống gió sẽ chuyển toàn bộ lượng khói qua các cửa hút về bộ phận quạt và thải ra môi trường bên ngoài thông qua hệ thống cửa xả. Quá trình này sẽ giúp con người có thời gian và không bị ngạt khói để thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Ngoài ra, với mỗi một hệ thống thông gió cũng sẽ có những vai trò riêng. Chẳng hạn,
- Đối với thông gió tầng hầm: Giảm lượng khí thải từ xe, tránh sự ngột ngạt cho con người.
- Thông gió khu vực vệ sinh: Loại bỏ mùi khó chịu, ẩm thấp.. ngăn chặn phần nào sự phát tiển của của nấm mốc, vi khuẩn gây hại,..
- Tăng áp khu vực cầu thang: Giúp lối thoát hiểm được an toàn khi xảy ra hỏa hoạn. Tăng áp cầu thang sẽ đảm bảo việc ngăn chặn các khói, khí độc hại không xâm nhập hoặc xâm nhập ít vào khu vực này.
Trên đây là cấu tạo của hệ thống thông gió chúng ta thường gặp. Nếu Quý vị có nhu cầu thiết kế, thi công hệ thống thông gió, hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan
Điều hòa 1 chiều có dùng mùa đông được không?
Điều hòa bật lên không lạnh thì phải làm sao?
Tại sao sử dụng điều hòa tốn điện hơn vào thời tiết nắng nóng?
Thời chưa có điều hòa, người xưa đã vượt qua nắng nóng thế nào?
Đâu là vị trí lắp điều hòa phòng ngủ tốt nhất?
Quạt điều hòa và điều hòa: Lựa chọn nào tiết kiệm điện hơn?
Bật mí “nút nhỏ điều hòa” giúp tiết kiệm điện vào ban đêm hiệu quả
Rộ trào lưu: Mua điều hòa không cục nóng, giá chỉ 500.000đ?